Đi tìm hạnh phúc



SHMILY
Ông bà tôi đã cưới nhau được hơn nửa thế kỷ và họ cứ luôn hay chơi một trò đặc biệt của họ hằng ngày. Mục tiêu của trò chơi là một người phải viết từ "shmily" ở một bất ngờ quanh nhà, còn người kia sẽ đi tìm. Ông bà bôi từ đó lên gờ cửa sổ. Nó được viết lên hơi nước còn đọng lại trên gương sau vòi nước nóng. Thậm chí, có lần bà còn lật từng tờ của tập giấy nháp trên bàn để tìm thấy "shmily" trên tờ cuối cùng. Những mảnh giấy nhỏ với chữ "shmily" được viết nguệch ngoạc được
tìm thấy khắp nơi, có khi được nhét vào trong giày hoặc dưới gối. Từ "shmily" bí ẩn này gần như trở thành một phần trong ngôi nhà của ông bà tôi, cũng giống như đồ đạc vậy. Thái độ hoài nghi và sự thực dụng ngăn cản tôi tin vào tình yêu nồng nàn và lâu dài. Cho đến khi tôi khám phá được "trò chơi" của ông bà tôi. "Trò chơi" đi tìm từ "shmily" cứ tiếp diễn, cho đến khi bà bị bệnh ung thư. Bà yếu dần và không rời khỏi giường được nữa. Và một ngày kia, tất cả chúng tôi đều phải đối diện với một thực tế đau lòng: Bà mất. "Shmily" được viết nguệch ngoạc bằng màu vàng trên một dải lụa hồng đặt cạnh giường bà vào hôm bà mất. Khi tất cả họ hàng và những người quen biết đã đi về, ông tôi lại gần giường bà nằm và bắt đầu hát cho bà nghe. Giọng ông khàn và nghẹn. Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy. Vì tôi biết tôi đã được chứng kiến một tình yêu không bao giờ chết.

BA CHÚC CON ĐỦ

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế .Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó!?!! Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét :phải nhìn mọi người " chào " và " tạm biệt " .Nó làm tôi xúc đông đến phát mệt. Cho nên, mỗi khi gặp 1 thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt " .Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau ... đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi. Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt " đấy. Có 1 lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng .Họ ôm nhau và người cha nói: " Ba yêu con, ba chúc con đủ ". Rồi cô gái đáp lại:" Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ ". Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và: - Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với 1 người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa? +Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái ông? Tại sao vây? -Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất -Người cha nói -Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất. +Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói:" Ba chúc con đủ " .Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không?

GIÁ TRỊ

Một nhà hùng biện nổi tiếng đã mỡ đầu buổi diễn thuyết của mình bằng cách giơ tờ 20 đôla lên và hỏi hơn 200 người tham dự rằng: "Ai muốn có tờ 20 đôla nàỷ". Rất nhiều cánh tay giơ lên. Ông nói "Tôi sẽ đưa tờ 20 đôla này cho một người trong số các bạn nhưng đầu tiên hãy để tôi làm điều này đã... Ông bắt đầu vò nát tờ 20 đôla và sau đó lại hỏi: " Ai vẫn muốn tờ tiền nàỷ". Vẫn có những cánh tay xung phong. "Được... Vậy nếu tôi làm thế này thì saỏ". Ông ném tờ 20 đôla xuống sàn, dùng giầy dẫm mạnh lên. Sau đó, ông nhặt nó lên. Bây giờ tờ 20 đôla đã nhàu nát và bẩn thỉụ "Nào, giờ thì còn ai muốn nó nữa không?", ông hỏị vẫn có nhiều cánh tay giơ lên, chỉ giảm đi chút xíu so với ban đầu. " Các bạn thân mến, các bạn vừa được học một bài học về giá trị. Dù tôi có làm gì với đồng tiền này thì các bạn vẫn cần nó vì giá trị của nó vẫn không hề giảm sút. Nó vẫn có giá là 20 đola. "Khỏe mạnh hay ốm yếu, thành công hay thất bại, đối với bạn bè, người thân, những người yêu mến bạn, bạn vẫn thật cần thiết. Giá trị của bạn là ở chính con người bạn. Bạn thật đặc biệt. Hãy luôn nhắc mình nhớ điều đó. Đừng ngồi đếm những nỗi buồn mà hãy thử đếm xem bao nhiêu lần bạn được hạnh phúc. "Chúng ta có thể bị đánh gục, bị vò xé, bị giày xéo trong bùn đen bởi những quyết định sai lầm, những tình huống "đen đủi" bất chợt hiện ra cản con đường khiến chúng ta cảm thấy dường như mình chẳng còn giá trị. Nhưng dù điều gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng bản thân bạn thật đáng quý và giá trị ấy sẽ không bao giờ mất đi". Và hãy giữ cho những giá trị đừng bao giờ mất đi, bạn nhé.

BOBSY

Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và đạt được mọi ước mơ của mình. Bây giờ thì chuyện đó không thể có được nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳ diệu. Cô nắm lấy tay con và hỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?" "Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên." Người mẹ mỉm cười "Hãy chờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở thành sự thật hay không." Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực cua Phoenix, Arizona. Ở đó cô gặp Lính cứu hoả Bob, người có trái tim lớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa. Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su. Tất cả đều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi." Ba ngày sau người lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ. Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấy như đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoả khác, một chiếc xe y tế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huy lính cứu hỏa. Cậu còn được đài truyền hình địa phương quay phim. Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc mà mọi người dành cho, Bobsy vô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức mà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ tiên đoán. Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ huy trả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ xe cứu hỏa chạy đến thì xin cô hãy thông báo qua radio cho toàn bệnh viện nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình. Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn." Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3, 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu. Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsy nhìn lên người chỉ huy và nói "Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?" "Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự." người chỉ huy nói. Với những lời nói đó, Bobsy mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.


Quảng cáo giá rẻ