Khai thác khả năng tiềm ẩn 2

II/ Tư duy Logic trực giác - tiềm thức.



2.1. Ta đã đề cập đến hiện tượng "Xuất thần" của tư duy logic suy luận.

cafe tu duy

- Ví dụ:có sự gì ta suy nghĩ, giải đáp không ra, ta đành bỏ qua để làm việc khác hay suy nghĩ việc khác. Trong một khoảnh khắc yên tĩnh tự nhiên, vấn đề bỗng nhiên được giải đáp, như hiện tượng Newton, Archimède kể trên, hoặc như Schrodinger viết nên phương trình tương tự khi ngồi tịnh toạ Yoga. Có những học sinh gặp bài toán khó cả buổi không giải ra đáp số, một bài toán hình chẳng hạn, đêm ngủ bỗng dưng mê thấy lời giải, thì đúng là đáp số cần tìm. Người ta cho rằng khi vỏ não làm việc giải đáp một vấn đề chưa xong, ta không nghĩ nữa nhưng thực chất vỏ não vẫn làm việc theo hướng đó, đó là sự hoạt động của tiềm thức, khi tiềm thức làm việc và giải đáp được thì được phản ảnh lại cho vỏ não, đáp số của quá trình làm việc của tiềm thức được tiếp nối quá trình làm việc dở của tư duy suy luận đã hoàn thiện và vấn đề được giải đáp.

- Vậy, quá trình tư duy logic có hai quá trình. Một là, quá trình tư duy của vỏ não và một quá trình tư duy tiềm thức, có thể tạm gọi là trực giác của tư duy logic suy luận.


Quảng cáo giá rẻ